Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

KỸ THUẬT ÂM THANH

KỸ THUẬT
ÂM THANH

 

I.  DECIBEL CƠ BẢN:

1.                           Bản tra cứu về decibel, độ lớn chấp nhận của tai người:

·                                             +/- 3 dB : Có cảm thấy khác biệt chút ít về độ lớn.
·                                             +/- 6 dB : Có cảm thấy rõ ràng sự thây đổi độ lớn của âm thanh.
·                                             +/- 10 dB : Cảm thấy âm thanh lớn gấp đôi hoặc giảm một nửa.
·                                             Tai người không thể nghe quá 130 dB
·                                             Disco : 115 dB
·                                             Hoà nhạc Rock : 110 dB
·                                             Nhạc Pop : 100 dB
·                                             Giao hưởng : 90 dB

2.                           Qui tắc cơ bản về decibel :

·                                             Tăng 3 dB là tăng gấp đôi công suất
·                                             Tăng 6 dB là tăng gấp 4 lần công suất
·                                             Tăng 10 dB là tăng gấp 10 lần công suất.
·                                             Giảm 3 dB là giảm 1/2 công suất.
·                                             Giảm 6 dB là giảm ¾ công suất.
·                                             Giảm 10 dB là giảm 9/10 công suất.
·                                             Tăng 6 dB : khoảng cách giữa người và loa giảm một nửa
·                                             Giảm 6 dB : khoảng cách giữa người và loa tăng gấp đôi.


II.  KHUẾCH ĐẠI ÂM THANH

1.     Gain
2.     Rãnh hiệu điện thế (voltage gain) là hai biên khi hiệu điện thế giao động.
3.     Clipping  : Quá tải
-  Là khi biên độ giao động của hiệu điện thế đã đạt đến đỉnh của biên.
4.     Headroom : Khoảng dự trữ từ tín hiệu âm thanh đến mức quá tải

III.  HEADROOM LÀ GÌ ?

Đây là khái niệm rất quan trọng trong biễu diễn nhạc sống, nhưng bạn sẽ rất dễ hiểu qua những ví dụ sau của tôi:

Ví dụ : Bạn là người cao 1,7m – em bạn cao 1,9m. Nhà bạn có một cái cửa cao 1,9m. Khi bạn đi vô cửa: không có vấn đề gì xảy ra. Cái cửa vẫn còn cách đầu bạn 20cm. Nếu bạn nhảy lên một chút ( chừng 20cm, thì đầu của bạn khẽ đụng nhẹ thành cửa). Nếu em bạn đi qua cửa, thì chiều cao của em  bạn và cái cửa vừa bằng nhau, không có một chút dư nào. Và nếu em bạn còn hứng chí nhảy lên lúc đang qua cửa thì…..? Tôi có thể gọi khoảng dư 20cm từ đầu bạn đến thành cửa là headroom. Và headroom của bạn đang có là 20cm. còn em bạn thì không có chút headroom nào cả. Headroom của em bạn là 0.

Tương tự như vậy trong âm thanh:

Nếu hệ thống âm thanh của bạn có thể phát được 120dB, mà tín hiệu trung bình của bạn chỉ là 100dB, thì bạn đã có khoảng headroom là 20dB.

Vậy headroom khoảng cách biệt dự trữ từ tín hiệu bình thường đến tín hiệu tối đa trong hệ thống âm thanh.

Nếu tín hiệu của chúng ta dùng hết khoảng headroom và chạm vào mức giới hạn của mức tín hiệu tối đa, ta gọi trường hợp đó là Clip; Overload (quá tải). Trong trường hợp này, thì âm thanh bắt đầu méo tiếng (distortion).

IV. CÁC DẤU HIỆU BÁO MẤT HEADROOM :

-        Đèn Clip trên power báo đỏ.
-        Âm thanh bị méo, không tròn và đẹp nữa.

V.CÁCH KHẮC PHỤC :

-        Bật “on” công tắc bảo vệ DDT trên Power (Đèn sẽ báo xanh).
-        Hy sinh tần số nào không cần thiết : Ví dụ : Giảm tần số từ 63 Hz trở xuống.
-        Nếu không hết : giảm nhỏ những kênh nào không quan trọng (nhạc cụ đệm, ca bè..)
-        Biện pháp cuối cùng : Ta cần nên mua thêm loa và công suất !!!

1.     Cách sắp xếp các thiết bị âm thanh trong hệ thống

-     Micro
-     Pre Amp / Mixer
-     Signal processor : Bộ xử lý tín hiệu
-     Power Amp
-     Loa
2.     Mức vận hành

3.     Cách đấu nối thiết bị: cân bằng
4.     Dây Balanced và Unbalanced

-     Dây balanced : gồm một mát, 2 tín hiệu là dương và âm
-     Dây Unbalanced : gồm 1 tín hiệu và 1 mát

5.     Dây loa:

-     Dây loa rất quan trọng, vì nếu bạn tiết kiệm quá đáng, bạn sẽ mất nhiều hơn những gì bạn tiết kiệm.
-     Tỉ lệ mất tải trong dây loa : Xem bản đính kèm.


VI.             MICROPHONE

                                   Phân Loại  : Dynamic và Condenser
                                   Độ nhạy      : Sensitivity
                                   Dynamic     : Micro điện động
                                          Neo-Dynamic
                                   Condenser  : Micro tụ điện
                                            Loại để bàn Boundary (PSM – 2)
                                   Pick – up pattern    : Hướng bắt âm thanh
Hiệu quả Proximity : Chỉ có trong micro Dynamic. Tỉ lệ mất âm trần so với các âm trung và cao sẽ càng nhiều hơn khi để micro xa hơn
      Cách đặt micro, ứng dụng
      Cực micro

      (Xem thêm chuyên đề về microphone)

VII.                   NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI ĐẤU NỐI THIẾT BỊ

1.     Tiếng  nhiễu HUM (nhiều đo điện : thường là 50Hz) – tiếng nhiễu tần số cao, và tiếng nhiễu do ảnh hưởng sóng radio.
            Các tiếng nhiễu này thường do :
·          Cách đấu nối dây không kỹ lưỡng
·          Dây nối không phải là dây balanced
·          Dây loa, dây tiến hiệu lẫn với dây điện
·          Bị nhiễu do độ điều khiển đèn.

2.     Anh hưởng của từ trường

3.     Đường vào được bảo vệ bằng tín hiệu electronic balaced

4.     Đường vào được bảo vệ bằng tín hiệu balanced transformer

5.     Đường ra balanced

6.     Tổng trở từ nguồn

7.     Nối đất

8.     Tầm quan trọng và một số hiểu biết về chấu 1 và jack XRL

9.     Cân bằng ở nguồn điện cung cấp.