Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Question Tại sao 2 nút GAIN của power nên để tối đa ?

Question Tại sao 2 nút GAIN của power nên để tối đa ?

Mình thấy có nhiều bạn chỉ để 2 nút gain ở đằng trước Power một nửa, có bạn để 1/4, có bạn để 3/4, có người lại khuyên luôn luôn mở tối đa !
Vậy ai đúng ai sai ta ?
1/ Nếu mở tối đa thì người ta làm 2 nút gain đó làm gì ? để mặc định tối đa có phải hay hơn không ?
2/ Còn mở 1/4 hay 1/2 hay 3/4 mới bảo vệ loa khỏi cháy đựợc chú, các bạn thấy có phải không ???
Mình thấy có nhiều bạn chỉ để 2 nút gain ở đằng trước Power một nửa, có bạn để 1/4, có bạn để 3/4, có người lại khuyên luôn luôn mở tối đa !
Vậy ai đúng ai sai ? chị giai thich dum
1/ Nếu mở tối đa thì người ta làm 2 nút gain đó làm gì ? để mặc định tối đa có phải hay hơn không ?
2/ Còn mở 1/4 hay 1/2 hay 3/4 mới bảo vệ loa khỏi cháy đựợc chú, em chua hieu chi giai thich dum nhe ???
Các bác ơi, nếu bác nào tham dự tập huấn của Mr Marty, sẽ hiểu rất rõ về điều này : chứng minh bằng lý thuyết, thực tế, hình ảnh (dùng máy đo để mọi người thấy rõ) và âm thanh lun.

Nếu ai chưa đi, kỳ này đi tham dự đi, sẽ tâm phục khẩu phục ngay.

Ở đây, mình chỉ nói tại sao thôi nhé :

1/ 2 nút đằng trước main thật ra không phải là volume lớn nhỏ, mà là sensitivity level (để chỉnh độ nhạy của ampli).
2/ Bất cứ cục power nào cũng có giới hạn tối đa của nó, được gọi là 2 Voltage Rail (tạm dịch là 2 rãnh tối đa của hiệu điện thế). 2 Rãnh này giới hạn mức trên và dưới của hiệu điện thế của power. 2 rãnh này cũng là giới hạn tối đa của Headroom (xin đọc bài headroom là gì) của power.
3/ Khi bạn điều chỉnh 2 nút sensitivity này, có nghĩa là bạn tăng giảm mức headroom của power.

Nói đến đây, bạn vẫn mông lung chưa hiểu ???

Khi bạn đưa 2 nút sensitivity lên tối đa, có nghĩa là headroom của power lên tối đa, cũng có nghĩa là hiệu suất của power đươc đưa lên tối đa. Khi bạn giảm 2 nút này, Headroom bị kéo xuống, có nghĩa là khả năng bị CLIP của bạn sẽ dễ xảy ra hơn...

Nói đến đây, chắc bạn đã hiểu : mua 1 cục power 1000 usd, có 1000 W, mà đem giảm nửa 2 nút gain, thì power chỉ còn có bao nhiêu W ? (bạn cứ coi công thức dB là ra ngay : nếu giảm 6 dB, có nghĩa là giảm 4 lần công suất - coi bài db cơ bản - hay công suất chỉ còn 250 W)
Haha, bạn bỏ 1000 Usd, mua 1000w, giờ đây, chỉ xài có 250 W ???

VẬY THÌ, CỨ LUÔN LUÔN TĂNG 2 NÚT GAIN LÊN TẬN CÙNG !!!

Bạn sợ tăng 2 nút gain lên tận cùng, cháy loa à ??? Không đâu, Hày đọc bài 10 lý do tại sao cháy loa và cách chọn công suất của power cho loa để hiểu tại sao loa bị cháy, đừng đổ oan nút GAIN, tội nghiệp em nó !!!
khi tăng hai nut Gen lên thì có ảnh hưởng zi khác không vậy, như là am thanh khong dược sắc sảo ?
Ảnh hưởng nhiều chứ, rất nhiều nữa là đàng khác :
1/ Âm thanh nghe thoát hơn nhiều !
2/ Tiếng bass chắc hơn

Bạn cứ để Gain ở 2 vị trí : 1 nửa rồi tăng hết là thấy ngay !
đã bao giờ dùng hết công suất thực tế của power với nút gain không ở vị trí maximum chưa ?
- Đúng , nút gain đó là chỉnh độ nhạy đầu vào của pow/amply .Và amply chỉ có 1 hệ số khuyêch đại công suất, khi thay đổi gain không phải thay đổi hệ số này của amply.

- Đúng, nút gain đó khi tăng kịch trần, bạn sẽ không phải lo về headroom của amply nữa.


Nhưng ...

- Bạn đã bao giờ nghĩ về Signal-to-Noise ratio ?
- Bạn có nghĩ là sẽ bù được gain đầu vào, mà không cần tăng quá mức nút gain trên amply không ?

Kỹ thuât nào cũng có giới hạn, vấn đề là ta tìm ra giải pháp tốt nhất.

- Xét trên 1 hệ thống âm thanh hoàn chỉnh : micro , mixer, processor, amply : mỗi thiết bị đều có noise, dù ít hay nhiều . Khi kết nối vào cả hệ thống, với gain của amply để max , chắc chắn loa sẽ có tạp âm nhất định. Nếu giảm gain, đương nhiên noise cũng giảm theo.
- Thiết kế gain trên amply về cơ bản giống như gain trên mixer , chắc chẳng có ai dại gì tăng tất cả các gain đó lên max ? Mà sẽ căn chỉnh sao cho khi tín hiệu vào max , thì tín hiệu kênh đó đạt 0dB trên level meter . Giả sử bạn có 1 micro , khi cắm vào mixer thì việc đầu tiên là căn gain đầu vào , bạn phải alo alo để chọn được vị trí gain phù hợp, sao cho khi bấm nút PFL , đèn hiển thị ở quanh mức 0dB. Việc gì xảy ra nếu bạn cứ tăng gain lên mãi? Bạn sẽ phải tăng khoảng cách micro ra xa , nếu muốn giữ mức 0dB, chứ để gần như cũ, sẽ bị clip. Và như vậy, tạp âm sẽ tăng lên tỉ lệ thuận theo mức gain.

Do vậy để đảm bảo các thông số kỹ thuật , thì không nhất thiết phải tăng gain hết mức . Mà có phương pháp để căn chỉnh , đảm bảo vẫn tối đa headroom , và tỉ lệ noise là nhỏ nhất
Đúng , nút gain đó là chỉnh độ nhạy đầu vào của pow/amply .Và amply chỉ có 1 hệ số khuyêch đại công suất, khi thay đổi gain không phải thay đổi hệ số này của amply.

- Đúng, nút gain đó khi tăng kịch trần, bạn sẽ không phải lo về headroom của amply nữa.


Nhưng ...

- Bạn đã bao giờ nghĩ về Signal-to-Noise ratio ?
- Bạn có nghĩ là sẽ bù được gain đầu vào, mà không cần tăng quá mức nút gain trên amply không ?

Kỹ thuât nào cũng có giới hạn, vấn đề là ta tìm ra giải pháp tốt nhất.

- Xét trên 1 hệ thống âm thanh hoàn chỉnh : micro , mixer, processor, amply : mỗi thiết bị đều có noise, dù ít hay nhiều . Khi kết nối vào cả hệ thống, với gain của amply để max , chắc chắn loa sẽ có tạp âm nhất định. Nếu giảm gain, đương nhiên noise cũng giảm theo.
- Thiết kế gain trên amply về cơ bản giống như gain trên mixer , chắc chẳng có ai dại gì tăng tất cả các gain đó lên max ? Mà sẽ căn chỉnh sao cho khi tín hiệu vào max , thì tín hiệu kênh đó đạt 0dB trên level meter . Giả sử bạn có 1 micro , khi cắm vào mixer thì việc đầu tiên là căn gain đầu vào , bạn phải alo alo để chọn được vị trí gain phù hợp, sao cho khi bấm nút PFL , đèn hiển thị ở quanh mức 0dB. Việc gì xảy ra nếu bạn cứ tăng gain lên mãi? Bạn sẽ phải tăng khoảng cách micro ra xa , nếu muốn giữ mức 0dB, chứ để gần như cũ, sẽ bị clip. Và như vậy, tạp âm sẽ tăng lên tỉ lệ thuận theo mức gain.

Do vậy để đảm bảo các thông số kỹ thuật , thì không nhất thiết phải tăng gain hết mức . Mà có phương pháp để căn chỉnh , đảm bảo vẫn tối đa headroom , và tỉ lệ noise là nhỏ nhất
1/ dùng power ở chế độ gain không maximum chưa ?
Đương nhiên là có rồi chứ, nhưng lúc đó có thể là 1 trong những trường hợp sau :
- Power đó kéo loa near field, và cần giảm 3 dB hoặc 6 dB cho những người ngồi gần.
- Hoặc những vị trí cần âm thanh nhỏ hơn vị trí khác nhưng chỉ vì có 1 out ra nhiều power nên đành phải giảm gain của những vị trí đó
- Loa có vấn đề ?

2/ Còn nếu dùng power bình thường, xin thưa
- Mình đều tăng gain kịch trần !
Tại sao ? thì như mình đã giải thích ở bài viết trên.

3/ Signal to noise ratio :
Tỉ lệ : Signal to Noise : tỉ lệ giữa tín hiệu âm thanh và tiếng ồn nền
Bạn đúng vì máy nào cũng có tỉ lệ này, nhưng bạn hoàn toàn sai khi nói rằng sẽ giảm được ồn nếu giảm gain !

Tại sao ? khi bạn giảm gain, nghĩa là bạn đã giảm tín hiệu đầu vào, và vì không đủ âm lượng, bạn lại tăng volume lên : điều này dẫn tới việc tín hiệu đầu vào bị giảm, nhưng vì âm lượng chung- bao gồm cả tín hiệu âm thanh và tiếng ồn nền- tăng lên do bạn tăng volume, và lúc này thì chắc chắn là tỉ lệ tín hiệu / tiếng ồn sẽ nhỏ hơn rất nhiều rồi (vì tử số giảm, nhưng mẫu số tăng) và lúc này thì tiếng ồn nền sẽ tăng lên cao, đúng không ?

Hãy làm thí nghiệm : căm mic rồi để gain chạy 0 dB, cho volume ở mức 0 dB (unity gain) rồi nghe thử, sau đó bạn giảm gain, sau đó nâng volume lên để bù lại lượng âm thanh mất sau khi giảm gain. Bây giờ nghe kỹ, lần nào thì tiếng ồn nền lớn hơn ?

4/ Gain của power có thiết kế giống gain mixer không ?
Rất tiếc phải trả lời rằng là SAI
Gain trên từng kênh của mixer nhằn mục đích phải khuếch đại nhiều impedance khác nhau: từ line cho đến mic, và cũng có rất nhiều loại line và loại mic, cho nên mức gain rất rộng, và chính vì thế, bạn phải cần PFL (pre fader level) để xác định đâu là mức Unity Gain (0 dB) cho mic, hoặc nhạc cụ đó...

Còn bản thân Input trên power chỉ có 1 chế độ vào là Line-thông thường +4dBU, có một số amp khác có input sensitivity khác...-, Và lúc này, nếu Gain trên power mang tác dụng như một bộ attenuator thì đúng hơn.

Nên bởi vậy, nếu nói GAIN của 2 cái này như nhau, xin xem lại !!!

Các bạn có bao giờ thắc mắc vị trí maximum lại mang trị số 0 dB ? Đó là bởi vì mức Unity Gain của power.

Và nếu bạn không để mức unity gain - tức 0 dB - có nghĩa là bạn đang làm hạ 2 Voltage Rail của power xuống. Và nếu hạ Voltage Rail xuống thì có nghĩa là tín hiệu âm thanh của bạn chỉ hoạt động được trong phạm vi hẹp hơn, hay nói một cách khác, dễ bị clip hơn,
Hãy làm thí nghiệm : căm mic rồi để gain chạy 0 dB, cho volume ở mức 0 dB (unity gain) rồi nghe thử, sau đó bạn giảm gain (gain cuả mixer?) , sau đó nâng volume lên (vol của amply ?)để bù lại lượng âm thanh mất sau khi giảm gain. Bây giờ nghe kỹ, lần nào thì tiếng ồn nền lớn hơn ?

Bạn chưa hiểu rõ ý của mình thì phải , khi tăng/giảm gain của thiết bị đấu sau (B), sẽ tăng/giảm âm lượng của cả signal/noise của thiết bị đấu trước (A) . Và đây mới là vấn đề : khi tín hiệu đi qua cả 2 thiết bị A và B sẽ mang theo signal/noise A + signal/noise B . Nếu giảm được gain của B thì noise của bản thân B sẽ giảm . Đương nhiên không thể giảm gain B quá nhiều vì sẽ mất headroom.

Giảm noise ở đây là giảm noise của chính bản thân thiết bị , chứ không thể thay đổi được tỉ lệ signal/noise của tín hiệu đầu vào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét